Điều trị sụp mí bẩm sinh/ Lác (lé) mắt ở trẻ nhỏ tại Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai
Hành trình phẫu thuật Sụp Mí cho trẻ tại Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
Chào cô chú, con là Đức Trí 9 tuổi. Con bị sụp mi bẩm sinh và hôm nay, con muốn mời cô chú theo dõi hành trình "Lấy lại vẻ đẹp trai" của con tại Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai cùng với các bác sĩ tại đây nhé
Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai là một trong những bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại khu vực Tây Nguyên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về mắt, đặc biệt là lĩnh vực nhãn nhi, bệnh viện đã xây dựng được uy tín vững chắc và trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều gia đình.
Tại đây, con đã được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị. ThS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng, chuyên khoa Nhãn Nhi, là người trực tiếp theo dõi và điều trị cho con. Bác sĩ Phượng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đã giúp rất nhiều trẻ em thoát khỏi các bệnh lý phức tạp về mắt.
Khám mắt ở đâu tốt tại Pleiku, Gia Lai? Địa chỉ khám mắt Uy Tín tại Pleiku, Gia Lai
Bệnh sụp mi ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn tác động rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và quá trình học tập. Trẻ em bị sụp mi thường gặp khó khăn trong việc nhìn rõ, gây ra tình trạng mệt mỏi, khó tập trung trong học tập. Ngoài ra, việc bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình có thể khiến các con trở nên tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý.
Nếu bệnh sụp mi không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhược thị (thị lực yếu) và lác mắt. Những vấn đề này không chỉ làm giảm khả năng nhìn mà còn gây ra nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đọc sách, viết bài hay chơi thể thao. Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. - ThS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Phượng chia sẻ.
Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Phượng cùng êkíp phẫu thuật Sụp mi cho bé Đức Trí.
Sụp mí mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Tuổi tác: Sự lão hóa gây mất độ đàn hồi của da và cơ mắt, là nguyên nhân phổ biến ở người lớn tuổi.
- Di truyền: Cấu trúc gen có thể khiến mí mắt yếu và dễ bị sụp.
- Tình trạng sức khỏe: Một số bệnh lý như suy giảm cơ bắp hoặc bệnh lý về thần kinh có thể gây sụp mí.
- Mệt mỏi: Căng thẳng và thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ sụp mí.
- Tai nạn hoặc phẫu thuật không thành công: Chấn thương vùng mắt hoặc các can thiệp phẫu thuật không thành công cũng có thể là nguyên nhân gây sụp mí.
Bệnh sụp mi ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn tác động rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và quá trình học tập
Nguyên nhân và Sụp mí bẩm sinh cách phát hiện?
Sụp mí mắt bẩm sinh là tình trạng bệnh lý xuất hiện ngay khi trẻ chào đời, biểu hiện rõ ràng qua việc mí mắt bị sụp xuống ở mức độ khác nhau. Đây là bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ngoài ra còn các lý do khác như:
Điều trị cận thị Không Phẫu Thuật bằng Ortho-K
- Sụp mí do cơ: Thường gặp nhất do loạn phát cơ nâng mi bẩm sinh, số lượng sợi cơ nâng mi giảm và bị thay thế bằng tổ chức xơ, mỡ, dẫn đến chức năng cơ nâng mi yếu. Biểu hiện gồm mất nếp mí, nếp nhăn trán, và nhiều mỡ ở mí trên.
- Sụp mí do cân cơ: Thường do chấn thương sản khoa, biểu hiện qua biên độ vận động mí không giảm đáng kể, nếp mí trên bị nâng cao hoặc không rõ.
- Sụp mí do cơ học: Do chèn ép bởi khối u ở hốc mắt hoặc vùng lân cận, hoặc dị dạng sọ mặt, dẫn đến sụp mí kèm theo các triệu chứng của bệnh lý liên quan.
- Sụp mí do thần kinh: Do phân bố thần kinh bất thường trong giai đoạn phôi thai. Các bệnh lý liên quan gồm liệt dây thần kinh sọ số III bẩm sinh, hội chứng hạn chế nâng mắt, hội chứng Horner bẩm sinh, và bệnh nhược cơ bẩm sinh.
Hình ảnh 1 bệnh nhân phẫu thuật Sụp Mí thành công tại Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai
Sụp mí bẩm sinh có biểu hiện gì và phân loại ra sao?
Biểu hiện:
- Mí mắt bị sụp: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất, mắt bị sụp mí sẽ nhỏ hơn do da mí mắt bị sa xuống.
- Không có nếp mí rõ ràng: Khi quan sát, bạn sẽ thấy mắt không có nếp mí rõ ràng và mí trên ít cử động khi nhìn xuống dưới.
- Ngửa cổ hoặc nhăn trán để nhìn: Trong trường hợp sụp mí nặng, trẻ có thể phải ngửa cổ ra sau hoặc nhăn trán để nhìn rõ hơn.
- Mí trên che giác mạc: Nếu mí trên che hơn 1/5 đường kính giác mạc (lòng đen) ở kinh tuyến 6-12 giờ, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt ngay.
Phân loại:
-
Mức độ nhẹ: Mí mắt bị sụp xuống, che đi một phần nhỏ của đồng tử. Tình trạng này có thể ảnh hưởng ít đến tầm nhìn, nhưng vẫn cần được theo dõi và điều trị để tránh những biến chứng về thị lực sau này.
-
Mức độ trung bình: Mí mắt sụp xuống gần trung tâm đồng tử, gây cản trở tầm nhìn đáng kể. Trẻ có thể cần ngước mi lên hoặc nhướn mày để nhìn rõ hơn.
-
Mức độ nặng: Mí mắt sụp xuống quá trung tâm đồng tử, khiến tầm nhìn bị che phủ hoàn toàn. Trong trường hợp này, trẻ hầu như không thể nhìn thấy dù có cố gắng ngước mi hoặc rướn mày.
Phân biệt sụp mí bẩm sinh với các bệnh lý về mắt khác
Mặc dù sụp mí bẩm sinh thường là một bệnh lý đơn thuần, nhưng cần phân biệt với các trường hợp sụp mí là triệu chứng của những bệnh lý khác như loạn thị hoặc nhược thị. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hậu quả nếu không được điều trị
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sụp mí có thể dẫn đến nhược thị do tầm nhìn bị che khuất, mắt có thể bị lác, giảm thị lực, và ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
Để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sụp mí bẩm sinh, phụ huynh nên thường xuyên quan sát tình trạng mí mắt của trẻ ngay từ khi chào đời và đưa trẻ đi khám mắt nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Điều trị sụp mí bằng phẫu thuật
Trong trường hợp sụp mí do bẩm sinh, lão hóa hoặc chấn thương, phẫu thuật là phương pháp an toàn và hiệu quả.
Bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ nhỏ tại mí mắt, sau đó điều chỉnh cơ nâng mí bằng các vật liệu như silicon hoặc dây treo sinh học. Phương pháp này giúp nâng mí mắt và tạo sự cân xứng với mắt kia. Nếu cơ nâng mí vẫn hoạt động tốt, bác sĩ có thể cắt ngắn cơ này để nâng mí. Đây là quy trình phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên môn.
Các bài tập giúp cải thiện sụp mí
- Massage mí mắt: Dùng ngón tay nhẹ nhàng massage từ góc mắt ngoài vào trong để tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất.
- Tập mắt: Đóng mắt chặt trong vài giây rồi mở ra, lặp lại 10-15 lần để tăng cường cơ bắp mí mắt.
- Tập mở rộng và thu nhỏ mí mắt: Dùng ngón tay nhấn nhẹ lên mí mắt để mở rộng, sau đó nhấn lại để thu nhỏ, lặp lại quy trình này khoảng 10-15 lần.
- Tập mắt theo hình vuông: Di chuyển mắt theo hình vuông từ trái, lên trên, sang phải, xuống dưới, lặp lại 10-15 lần.
2. Phẫu Thuật Lác Lé - Hành Trình Lấy lại Sự Tự Tin
Bệnh lý Lác/ Lé là gì? Vì sao người bệnh bị lác mắt?
Lác (hay còn gọi lé) là một trong những bệnh về mắt không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn thẩm mỹ của người bệnh.
Cùng nghe Thạc sỹ/ Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Phượng chia sẻ về Bệnh lý Lác (lé) mắt
Lác mắt là một bệnh lý mà 2 mắt không nhìn cùng một hướng và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau. 1 mắt có thể nhìn thẳng, còn mắt kia nhìn vào trong ra ngoài lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng của mắt có thể cố định hoặc tạm thời, mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Bệnh lác có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, thậm chí lác cũng có thể di truyền trong gia đình.
Vậy lác mắt có thể chữa được hay không? Khả năng phục hồi sau chữa lác ra sao? Hãy cùng Bệnh viện Mắt Quốc Tế Sài Gòn - Gia Lai tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé.
Triệu chứng của Lác/ Lé là gì?
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lác là 2 mắt không nhìn về cùng 1 hướng, nhìn đôi (song thị), hoặc cũng có biểu hiện bệnh nhân nhức mỏi mắt.
Nguyên nhân gây ra Lác/ Lé?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lác bao gồm:
-
Lác bẩm sinh: Là loại lác gặp nhiều nhất trong thực hành lâm sàng, các bệnh nhân bị lác từ 6 tháng tuổi trở lên được gọi là lác bẩm sinh.
-
Lác do bệnh lý đục thuỷ tinh thể và bệnh lý đáy mắt.
-
Lác do tăng huyết áp và tiểu đường gây tổn thương thần kinh chi phối cơ vận nhãn gây lác mắt.
-
Lác do cận thị nặng bẩm sinh.
-
Lác do bệnh tuyến giáp.
-
Lác do chấn thương mắt gây tổn thương các cơ hoặc các cơ bị kẹt.
Theo nghiên cứu, có 2 - 3 triệu người Việt Nam mắc bệnh lác. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân, đồng thời gây ra sự tự ti do vấn đề thẩm mỹ đôi mắt. Thêm vào đó, nếu lác xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực (nhược thị), mất khả năng nhận thức chiều sâu, khả năng canh khoảng cách kém, dễ bước hụt chân cầu thang.
Lác có thể chữa được không? Những cách chữa lác mắt?
Lác mắt hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, mức độ phục hồi và mục tiêu điều trị đối với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi, thời gian mắc lác bao lâu.
-
Đối với nhãn khoa, mục tiêu chính của điều trị lác là để có thị giác 2 mắt tốt nhất, giúp bệnh nhân nhìn được hình ảnh 3 chiều và có sự thuận lợi trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công việc…
-
Đối với trẻ em, khả năng lấy lại thị giác cao hơn người lớn tuổi và mức độ hồi phục tốt nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Bác sỹ đo thị lực cho bệnh nhân bị lác (lé) mắt
Vì vậy các bậc phụ huynh phát hiện con cháu bị lác mắt hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt. Đối với người lớn bị lác, đa phần điều trị lác chỉ có mục đích thẩm mỹ.
Có nhiều phương pháp điều trị lác bao gồm:
-
Chỉnh quang.
-
Tập quy tụ, tập liếc mắt.
-
Che mắt điều trị nhược thị.
-
Tiêm thuốc Botulium Toxin để làm cơ đối vận với cơ bị liệt yếu đi, mổ mắt lác để chỉnh lệch trục nhãn cầu.
-
Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần được khám nhãn khoa chuyên sâu.
Đặc biệt đối với trẻ em, quy trình khám mắt có thể cần nhiều lần tái khám để chọn được phương án điều trị tối ưu.
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ SÀI GÒN - GIA LAI
Địa chỉ: 126 Wừu, P.IaKring, Tp. Pleiku, Gia Lai
- VP: 0269 365 6666 - Hotline: 0977 789 625
- Bs: 097 1094079
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT CẬN THỊ & NHƯỢC THỊ - BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ SÀI GÒN - GIA LAI
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà 126 Wừu, Tp.Pleiku, Gia Lai
- VP: 0269 3599 079
- Bs Điệp: 0983 227 793
BỆNH VIỆN MẮT KON TUM
Địa chỉ: 33 Triệu Việt Vương, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum
- VP: 0260 3867007
- Hotline: 036 2807989 - 094 6603 168
- Bs: 097 1094079
Giờ làm việc:
- Buổi sáng: 7h30’ - 12h
- Buổi chiều: 13h - 16h30’
Bệnh viện Nhận khám và điều trị BHYT trên toàn quốc, không cần giấy chuyển viện.